Bảo Dưỡng Điều Hòa Tốt Nhất Tại Hà Nội

Bảo Dưỡng Điều Hòa Tốt Nhất Tại Hà Nội
Bảo Dưỡng Điều Hòa Tốt Nhất Tại Hà Nội

Cần sử dụng chế độ vệ sinh lồng giặt thường xuyên

Lồng giặt trong máy giặt luôn là nơi chứa nhiều vi khuẩn, ẩm mốc và xơ vải khiến quần áo giặt xong vẫn còn lấm tấm vài vết bẩn, thậm chí phải giặt lại. Và hầu hết các nguyên nhân đều do lồng giặt không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách.
Nhưng với những sản phẩm được sản xuất vào những năm gần đây, bạn không cần phải bỏ cả buổi sáng cặm cụi để vệ sinh cho chiếc máy giặt đáng ghét của mình nữa. Chỉ với vài thao tác bấm bấm nhấn nhấn theo hướng dẫn của nhà sản xuất là lồng giặt của máy sẽ được vệ sinh sạch sẽ, đánh bay vi khuẩn và mùi hôi sau một thời gian dài sử dụng.
Chế độ vệ sinh lồng giặt là gì?
Máy giặt nhà bạn sau một thời gian dài sử dụng thì đây sẽ là nơi trú ngụ của hàng nghìn các loại vi khuẩn, nấm mốc, cặn bột giặt hoặc có thể là xơ vải quần áo. Những chất bẩn hay mảng bám này rất dễ dàng dính trên quần áo của bạn mỗi khi sử dụng máy giặt. Điều này sẽ rất khó chịu nếu bạn là một người có da nhạy cảm hoặc con bạn sẽ bị mẩn ngứa mỗi khi mặc quần áo.

Để tránh gặp phải điều này, bạn phải bỏ cả hàng giờ ngày nghỉ cuối tuần đẹp trời nào đó để hì hục vệ sinh chiếc máy giặt nhà mình từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Hôm nào lười lười thì thôi để thợ sửa tới xử lý thay mình, vừa đảm bảo không lỡ tay làm hư một vài chi tiết máy lại vừa sạch sẽ mặc dù chi phí có cao một tí
Nhưng với chế độ vệ sinh lồng giặt (Tub Clean), máy giặt sẽ quay với tốc độ cao hơn bình thường, đẩy nước sạch lên giúp làm sạch vết bẩn bám ở lồng giặt bụi bẩn cũng như các vi khuẩn, hay xơ vải sẽ dễ dàng bị đánh bay. Đối với các loại xơ vải nhỏ, nó sẽ được máy xả trôi theo dòng nước ra ống xả.
Nhưng với các loại xơ vải có kích thước to hơn thì sẽ được lọc lại trong các túi hay khay lọc vải trong máy giặt. Nhờ đó, sau chu trình này, thiết bị sẽ trở nên sạch sẽ, không còn mùi hôi, mùi nấm mốc hay vi khuẩn bám lên vải quần áo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình bạn mỗi khi sử dụng máy giặt.
Sử dụng đúng cách như thế nào?
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bạn nên duy trì thói quen thực hiện chế độ này mỗi tháng một lần. Việc vệ sinh như thế này vừa đảm bảo cho lồng giặt luôn sạch sẽ mà còn tăng thêm được tuổi thọ sử dụng cho máy giặt nhà bạn. Vì chu trình thực hiện của chế độ này thường có thời gian khá lâu từ 6 tiếng trở lên, nên hãy sử dụng nó vào những ngày cuối tuần nhé.
Lồng giặt trong máy giặt gồm hai lớp: lớp trong cùng bằng thép không gỉ, có các lỗ nhỏ, là nơi chứa quần áo và lớp ngoài bao quanh bằng nhựa. Khi hoạt động, cả hai đều bị ướt nước. Kết thúc quá trình giặt, lớp bằng thép được làm khô do quá trình xoay ly tâm với tốc độ cao và nước thoát qua các lỗ. Vách nhựa phía ngoài vẫn ướt. Bụi bẩn, cặn bột giặt, xơ vải, lông, tóc... sẽ chảy xuống phần bộ lọc, nhưng một số vẫn bám trong lồng giặt cũng như một số chi tiết khác như khay đựng bột giặt, nước xả vải. Theo thời gian, chúng tích tụ thành mảng bám, hình thành các loại vi khuẩn gây hại, khiến quần áo giặt xỉn màu, có mùi khó chịu, thậm chí gây ngứa và dị ứng cho da người.
Chế độ vệ sinh lồng máy giặt sẽ loại bỏ các vết bẩn, mảng bám. Thông thường, nhiều máy giặt cửa trước sẽ được trang bị tính năng này do cấu tạo máy không cho phép thùng giặt chứa đầy nước, nghĩa là luôn luôn có những phần không được nhúng ngập trong nước, khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi.
Chế độ làm sạch lồng giặt hoạt động thế nào
Khi kích hoạt chế độ này, máy giặt sẽ điều khiển lồng giặt quay ở tốc độ cao, đẩy nước lên mức lớn với áp lực mạnh nhằm rửa sạch các vết bẩn, mảng bám trên thành lồng giặt. Chất bẩn sau đó được xả trôi theo dòng nước ra ống xả. Với nhiều model cao cấp thế hệ mới, nhà sản xuất còn đưa vào chức năng dùng nước nóng 60 - 100 độ C để tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại.

Vệ sinh lồng giặt

Để tăng độ hiệu quả, các chuyên gia c rằng người dùng có thể sử dụng các viên thuốc hoặc bột hỗ trợ vệ sinh máy giặt. Tuy vậy, chúng thực tế chỉ có tác dụng hạn chế như khử mùi, hỗ trợ làm sạch khi kết hợp với những thao tác vệ sinh máy giặt thường xuyên. Còn với các mẫu máy giặt cũ, ít hoặc lâu không dọn dẹp, viên này không phát huy nhiều tác dụng.
Đối với các máy không có chế độ này, chủ yếu là máy giặt cửa trên, người dùng vẫn có thể sử dụng chức năng ngâm để thay thế, bằng cách thiết lập mực nước cao nhất, nguồn nước và nhiệt độ phù hợp, sau đó giặt theo cách thông thường.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng nên kích hoạt chế độ làm sạch lồng giặt trên máy giặt mỗi tháng một lần để phát huy hiệu quả, nên bật vào những ngày nghỉ, ngày cuối tuần do thời gian vận hành lâu (hơn 2 tiếng). Ngoài ra, người dùng kết hợp thường xuyên lau chùi cửa máy giặt, nhất là gioăng cao su, cũng như vệ sinh các khay đựng chất tẩy rửa để tăng hiệu quả.
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com

Dùng điều khiển điều hòa tiết kiệm điện nhất

Vào những ngày trời nắng nóng, quạt mát hay điều hòa thường phải vận hành với công suất cao và kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ liên tục. Nhiều gia đình vẫn còn ít quan tâm đến việc sử dụng điều hòa sao cho đúng cách, từ việc lắp đặt vị trí cục nóng và dàn lạnh hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng ra sao, điều khiển điều hòa sao cho hợp lý. Nếu chúng ta biết cách sử dụng, không chỉ tận dụng được khí mát từ điều hòa mà còn bảo đảm sức khỏe gia đình, tiền điện không đội lên mức quá cao.
1. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp:
Sau bước khởi động máy, bạn không nên chọn nhiệt độ quá thấp cho điều hòa. Nhiệt độ càng thấp sẽ khiến máy càng phải đẩy hoạt động của động cơ lên cao hơn, điện năng tiêu thụ cũng nhiều hơn. Hãy duy trì nhiệt độ phòng ở mức hợp lý, đủ để bạn cảm thấy mát chứ không phải quá lạnh, điều này vừa giúp máy tiết kiệm điện, vừa bảo vệ sức khỏe cho bạn.
Chỉ nên đặt điều hòa ờ mức từ 25-27 độ C. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn

2. Bật tắt máy hợp lý:
Bật, tắt máy điều hòa là việc tưởng rất đỗi bình thường, tuy nhiên nếu biết cách bật, tắt máy đúng cách cũng giúp tiết kiệm điện đáng kể cho nhà bạn.
Bật tắt máy đúng cách: Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện năng. Ngoài ra, việc ngắt điện vào máy còn để phòng tránh các trường hợp chập điện, gây hư hỏng cho máy.

Không nên bật, tắt máy nhiều lần trong ngày: Nhiều người thường có thói quen khi phòng đã đủ độ lạnh thì tắt điều hòa đi cho đến khi cảm thấy nóng thì bật máy lên lại để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm và còn khiến máy tiêu thụ nhiều điện hơn vì phải mất rất nhiều điện năng cho quá trình khởi động và làm lạnh lại từ đầu, ngoài ra còn làm giảm tuổi thọ, độ bền của chiếc điều hòa.
Hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Không để máy hoạt động 24/24: Dĩ nhiên là thời gian sử dụng điều hòa càng nhiều, sẽ càng gây tốn điện. Do vậy, hãy thay thế quạt ở những lúc không cần dùng máy điều hòa, cũng như hẹn giờ tắt máy những lúc bạn phải ra khỏi nhà để tránh lãng phí điện.
 Hẹn giờ tắt máy vào khuya: Hãy sử dụng chế độ hẹn giờ của máy điều hòa để lựa chọn thời gian tắt, nhất là vào lúc khuya khi bạn đãngủ. Như vậy, nó sẽ đảm bảo bạn vừa có giấc ngủ thật ngon, không bị lạnh về đêm, lại vừa tiết kiệm điện.
Sử dụng chế độ ngủ đêm: Một số điều hòa mới gần đây đều đã được trang bị chức năng hỗ trợ tăng dần nhiệt độ (thường mỗi giờ máy sẽ tăng 0.5 độ và tối đa là 2 độ C) để tránh cho người dùng tỉnh giấc về đêm do cảm thấy lạnh. Khi máy tăng nhiệt độ cũng đồng nghĩa với công suất hoạt động giảm và tiết kiệm điện hơn.

Sử dụng chế độ ban đêm

 3. Tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa
Trong bài viết trước, chúng tôi đã có đề cập đến Bí quyết sử dụng máy lạnh điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè. Sau đây, chúng tôi xin gợi ý thêm cho bạn một số mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện.
Dùng điều khiển để chuyển chế độ lạnh từ "Cool" (hơi lạnh, hình ảnh biểu thị là bông tuyết) sang chế độ "Dry" (trừ ẩm, hình ảnh biểu thị là giọt nước). Thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không quá thấp dưới 23oC và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng mà độ ẩm thấp thì việc sử dụng chế độ "Dry" không có ý nghĩa mấy bởi nó không có chức năng làm giảm nhiệt độ, khiến không khí trong phòng vẫn nóng, khó chịu và khi đó, lựa chọn duy nhất để làm mát là chuyển sang chế độ "Cool".
Lựa chọn dòng điều hòa tiết kiệm điện Inverter cũng là yếu tố quan trọng để tiết kiệm được một lượng lớn tiền điện.
Sử dụng một cách linh hoạt các chế độ trên điều khiển điều hòa cũng giúp người sử dụng tiết kiệm được khá nhiều điện năng.Ví như: Khi ngủ, người sử dụng có thể để điều hòa ở chế độ Sleep. Ở chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 1oC - 3oC khi về sáng, giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn
Để tiết kiệm điện, nhiều người có thói quen khi phòng đã đủ lạnh thì lập tức tắt máy điều hòa và bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên! Có trường hợp chỉ bật máy lạnh 15 phút, phòng hơi lạnh một chút thì tắt, 15 phút sau bật lại.
Trên đây là cách dùng cũng như thói quen hữu ích khi sử dụng điều hòa. Những thói quen trên sẽ giúp chúng ta có thể tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà điều hòa mang lại nhưng hoàn toàn tiết kiệm điện. Quan trọng hơn, sức khỏe của từng thành viên trong gia đình sẽ được đảm bảo nhất là với trẻ nhỏ.
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com

Điều hòa đang chạy tự ngắt nên xử lý thế nào

Điều hòa đang chạy bất chợt tự ngắt là một trong những lỗi rất thường gặp khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì đây là lỗi khá dễ sửa. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng điều hòa tự tắt.
Trước hết, hãy đi tìm nguyên nhân khiến điều hòa tự tắt và sau đó tự mình khắc phục lỗi, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sửa lỗi điều hòa đang chạy tự ngắt
Dàn lạnh quá bẩn, bị bám tuyết
Điều hòa của gia đình bạn đã được sử dụng trong khoảng thời gian dài nhưng không vệ sinh hoặc bảo dưỡng định kỳ, khiến cho bụi bẩn bám vào dàn lạnh nhiều, làm cho máy bị đóng tuyết cũng chính là nguyên nhân làm điều hòa tự tắt. Khi đó, bạn chỉ cần tiến hành tháo mặt nạ dàn lạnh ra để kiểm tra, nếu đã lâu chưa vệ sinh điều hòa thì đây là lúc bạn nên làm ngay rồi
Cảm biến đo nhiệt độ gas
Cảm biến này được gắn ở phía đầu ra của dàn lạnh để đo nhiệt độ gas khi trở về máy nén. Nếu nhiệt độ của gas nằm trong ngưỡng cho phép thì điều hòa của bạn sẽ vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà cảm biến này bị hư hỏng, hoặc nhiệt độ gas về máy nén vượt ngưỡng cho phép khiến cảm biến ra lệnh ngừng hoạt động để bảo vệ điều hòa.

Cảm biến nhiệt độ gas


Điều hòa chạy nhưng cục nóng quá nóng
Nhiệt độ ở cục nóng quá cao dẫn đến điều hòa tự ngắt sau ít phút chạy
Lắp điều hòa sai vị trí, cục nóng quá sát với tường độ thoáng không đủ làm cục nóng quá nhiệt
Quạt cục nóng có vấn đề không chạy để làm mát
Dàn lạnh quá bẩn, bị bám tuyết
Khi dàn lạnh bị bám quá nhiều bụi bẩn, lâu không vệ sinh hoặc bị đóng tuyết cũng có thể khiến cho điều hòa của bạn bị tắt đột ngột. Hãy tháo mặt nạ dàn lạnh ra để kiểm tra, nếu đã lâu chưa vệ sinh điều hòa thì đây là lúc bạn nên làm ngay rồi.
Điều hòa bị thiếu gas
Đây cũng là nguyên nhân rất thường gặp, sau một thời gian sử dụng có thể gas trong điều hòa của bạn bị rò rỉ, hao hụt. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chiếc điều hòa khá nhiều. Đầu tiên là máy sẽ không thể làm lạnh được như bình thường. Sau 1 thời gian, sẽ bắt đầu xảy ra hiện tượng tự ngắt liên tục.
Chu kỳ lưu chuyển của Chât tải lạnh trong máy
Bắt đầu từ đầu đẩy của lốc nén(block), chất tải lạnh ở dạng lỏng, được đẩy đi, qua Van Tiết Lưu, rồi tiếp tục vào cục trong nhà, nhận nhiệt để hóa hơi từ dạng lỏng thành dạng hơi, rồi tiếp tục đi ra cục ngoài, rồi nhã nhiệt nhờ quạt gió làm mát cưỡng bức trở lại thành dạng lỏng, rồi về đầu hút của lốc nén.
Đa số chúng ta đều nghĩ rằng gas điều hòa sẽ bị mất dần theo thời gian sử dụng. Nhưng không, máy điều hòa không khí là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co…hay trong quá trình lắp mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas.
Nguyên tắc hoạt động của điều hòa nhiệt độ :
Lấy nhiệt của môi trường cần làm mát, để hóa hơi môi chất lạnh sau đó nhả nhiệt ra môi trường bên ngoài, để trở về dạng lỏng.
ta cần pải hiểu rõ rằng khi ở nhiệt độ và áp suất môi trường binh thường, Chất tải lạnh sẽ ở dạng khí. Khi được đưa vào máy điều hóa không khí, được nén đến 1 áp suất nhất định Chất tại lạnh sẽ hóa lõng ở nhiệt độ môi trường bình thường. ta gọi là áp suất ngưng tụ. Và nhận nhiệt môi trường để bay hơi ở áp suât bay hơi
Vì sao, máy điều hòa Không khí chỉ có 1 lốc nén nhưng tạo ra cùng 1 lúc được 2 áp suất, đơn giản là trước khi đi vào cục lạnh(cục treo trong nhà) chất tải lạnh đi qua van Tiết Lưu, van này làm biển đổi áp suất thành áp suất bay hơi của chất tải lạnh.
 Quá tải
Vào mùa nóng, nhiệt độ ngoài trời quá nóng có thể khiến chiếc điều hòa của bạn liên tục phải hoạt động công suất cao. Khi máy hoạt động vượt ngưỡng cho phép, điều hòa sẽ tự động ngắt để bảo vệ máy nén (block máy).
Bạn có thể chọn cách là bố trí lại dàn nóng của điều hòa vào vị trí nhiều bóng râm, tránh xa các nguồn nhiệt khác ví dụ như dàn nóng của điều hòa khác và đặt nhiệt độ ở mức vừa đủ mát.

 Cách xử lý
Với các lỗi bên trên tuy sửa chữa khá đơn giản và không mất nhiều thời gian nhưng tốt nhất bạn nên nhờ đến các trung tâm bảo hành chính hãng hoặc các đơn vị sửa chữa uy tín để kiểm tra. Không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu không có chuyên môn để đảm bảo chiếc điều hòa của bạn luôn vận hành ổn định.
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com


Bảo dưỡng điều hòa uy tín nhất tại Hà Nội


Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng nạp gas tháo lắp điều hòa tại nhà Hà Nội của chúng tôi cam kết uy tín chất lượng, giá rẻ, thợ giỏi, bảo hành dài hạn, 15 năm kinh nghiệm, đa số khách hàng đều hài lòng.
Điều hòa là thiết bị điện máy có tính tiện dụng cao và được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhu cầu sửa chữa thiết bị này cũng chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt. Ở bài viết này. Trung tâm sẽ tư vấn cách để bạn đọc nhân biết được các vấn đề của điều hòa từ đó có các kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa đúng định kỳ và một số gợi ý giúp bạn chọn được địa chỉ sửa chữa uy tín, giá tốt đồng thời không bị hét giá.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng điều hòa
Điều hòa vật dụng không thể thiếu với mỗi gia đình được sử dụng liên tục trong cuộc sống. Vậy nên, việc thiết bị xuống cấp hay thậm chí hỏng hóc là không thể tránh khỏi, điều này khiến quá trình sử dụng điều hòa gặp gián đoạn. Bạn có thể dễ dàng nhận diện một vài lỗi điều hòa hay gặp trong quá trình sử dụng:

  • Điều hòa bị chảy, rỉ nước khi đang chạy
  • Điều hòa sử dụng nhiều năm chưa được bảo dưỡng
  • Điều hòa không làm lạnh sâu, không làm nóng nhanh
  • Thiết bị điều khiển điều hòa không còn sử dụng được
  • Điều hòa hoạt động phát tiếng ồn lớn.
  • Điều hòa chạy bị chảy nhiều nước.
  • Điều hòa làm mát kém hoặc không mát.
  • Đèn báo điều hòa chập chờn, lúc được, lúc mất.
  • Điều hòa sử dụng trong nhiều năm liền mà chưa nạp gas, bỏ dưỡng.
  • Điều hòa chạy tốn điện nhiều hơn so với mức bình thường.
  • Đôi khi, người dùng sử dụng sai cách cũng có thể khiến điều hòa gặp sự cố khi sử dụng hoặc hư hỏng nặng hơn. Chính vì vậy, việc tự ý sửa chữa khi không có kiến thức chuyên môn là không nên. 

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm Sửa chữa điều hòa, khi có nhu cầu sửa chữa bạn nên liên hệ ngay với các trung tâm uy tín để được hỗ trợ.
Với đội ngũ nhân sự hùng hậu cùng quy trình làm việc chuyên nghiệp trung tâm nhận được nhiều đánh giá tích cực. Trung tâm luôn nỗ lực để cải thiện chất lượng phục vụ của mình. Chính nhờ sự cố gắng nỗ lực đó,  đã được nhiều hộ gia đình lựa chọn, 80% khách hàng quay trở lại sử dụng dịch vụ của chung tôi
Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ điều hòa, bạn có thể tin tưởng. Chúng tôi cung cấp đầy đủ dịch vụ liên quan đến điều hòa ( 4 in 1 ) bao gồm: sửa chữa, bảo dưỡng, nạp gas và tháo lắp.

Thời gian phù hợp để bảo dưỡng điều hòa định kỳ ?
Thời điểm bảo dưỡng điều hòa định kì sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ sử dụng của các hộ gia đình, doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên bảo dưỡng điều hòa trong khoảng thời gian như sau:
Với hộ gia đình: 
Thời gian bảo dưỡng điều hòa nên được thực hiện 3-4 tháng/ 1 lần. Trong trường hợp điều hòa được sử dụng liên tục 24/24. Nếu thiết bị hoạt động trong khoảng 6-8 tiếng/ 1 ngày. Thì thời gian bảo dưỡng có thể kéo dài hơn 6 tháng/ 1 lần định kì.
Với cơ quan, tập thể: 
Điều hoạt cho các doanh nghiệp sản xuất, bệnh viện, nhà hàng,… thường được hoạt động hết công suất 24/24. Do đó, để đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả và không gây lãng phí điện năng nên thực hiện bảo dưỡng điều hòa tại 1-2 tháng/ 1 lần.
Ngoài ra, quý khách cũng nên chú ý bảo dưỡng điều hòa trước khi nắng nóng. Bởi thời gian này, các bên báo giá bảo dưỡng điều hòa thường ít biến động. Thậm chí là thấp hơn so với thời gian cao điểm. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể chủ động và thoải mái sử dụng khi mùa hè tới.

Tác hại của việc gas điều hòa không đủ
Trong quá trình sử dụng điều hòa, nếu gas không đủ để sử dụng trong quá trình chạy điều hòa sẽ gây ra những vấn đề nhãn tiền như thiết bị hoạt động kém hay về lâu dài là hỏng thiết bị
Tiêu hao điện năng do điều hòa hoạt động không ổn định.
Gây bức bối cho người sử dụng do không đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Gas điều hòa không đủ. Khiến máy hoạt động không đạt công suất định mức. Lâu dần khiến giảm tuổi thọ của thiết bị..
Một số dòng điều hòa, nếu không nạp đủ gas sẽ không thể hoạt động được.
Khi nào gần gọi thợ nạp gas điều hòa ?
Khi sử dụng nếu bạn gặp bất kỳ những vấn đề trục trặc dưới đây, hãy liên hệ ngay với kỹ thuật sửa điều hòa để tránh mất thời gian
Điều hòa bật nhưng không mát hoặc mát rất kém.
Điều hòa không thể làm nóng, hoặc ít nóng vào mùa đông.
Điều hòa xuất hiện biểu tượng nhấp nháy đèn vàng liên tục cũng có thể cảnh báo gas sắp hết.
Cách kiểm tra điều hòa còn gas hay hết gas
Trước khi cần gọi thợ đến để nạp Gas, bạn có thể chủ động kiểm tra xem điều hòa đang sử dụng còn gas hay đã hết nhé. Dưới đây là 4 bước cực kỳ đơn giản để bạn có thể chủ động làm được.
Bước 1: Khởi động điều hòa, để chúng ở chế độ lạnh nhất hoặc nóng nhất.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra dàn nóng xem quạt của điều hòa có quay hay không. Có cảm nhận được hơi nóng không.
Bước 3: Kiểm tra chỗ dàn nóng xem quạt có quay, hơi nóng có tỏa ra không. Nếu thấy dàn nóng không tỏa ra hơi nóng hoặc nóng rất ít. Hoặc trường hợp quạt không quay. Khi đó cần tiến hành kiểm tra nâng cao. Bước này cần phải nhờ đến sự trợ giúp của thợ nạp gas điều hòa tại Hà Nội để có được thông số chính xác nhất.
Bước 4: Kiểm tra vị trí ống đồng nối vào dàn nóng. Nếu thấy chúng bị đóng tuyết thì đó chính là dấu hiệu cho thấy điều hòa nhà bạn bị hết gas và cần được nạp gas mới.
Nguồn: www.baoduongdieuhoa24h.com

Bảo dưỡng điều hòa tại nhà hiệu quả và nhanh chóng


Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể làm được. Bởi điều hòa là thiết bị quan trọng và rất đỗi quen thuộc của các hộ gia đình. Dù vậy, không phải ai cũng biết cách bảo dưỡng điều hòa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Tại sao nên bảo dưỡng điều hòa định kì?
1. Tạo bầu không khí sạch, dễ chịu hơn: Điều hòa hoạt động trong thời gian dài sẽ có nhiều bụi bẩn trên dàn máy, khiến cho bầu không khí bị ô nhiễm và ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. Việc bảo dưỡng điều hòa đúng định kì sẽ giúp làm sạch hệ thống lọc khí, cho bầu không khí trở nên trong lành hơn.
2. Tiết kiệm điện năng: Vệ sinh sạch các bụi bẩn sẽ làm giảm điện năng hao phí nhờ thế có thể tiết kiệm điện đáng kể.
3. Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Điều hòa được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên. Giúp các bộ phận luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
4. Máy hoạt động hiệu quả hơn: Bụi bẩn lâu ngày hoặc các linh kiện không may bị hư hại. Nếu được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giúp máy hoạt dộng đúng với công suất định mức đem lại hiệu quả cao.
Hướng dẫn cách bảo dưỡng điều hòa đơn giản nhất
1. Công tác chuẩn bị:
Để có được cách bảo dưỡng điều hòa chuẩn xác nhất.Bạn cần chuẩn bị cho mình một số dụng cụ chuyên dụng cần thiết khác. Cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị bình xít đựngchất tẩy rửa chuyên dụng dành để vệ sinh máy lạnh.
+ Chuẩn bị khăn sạch để lau chùi.
+ Tuốc nơ vít để tháo lắp.
+Túi nilong/ áo mưa tiện lợi.
+ Máy hút bụi ( nếu có)
2. Quy trình thực hiện:
Bước 1: Ngắt nguồn điện.
Để có cách bảo dưỡng điều hòa tốt nhất.Thì việc đầu tiên bạn cần làm. Chính là ngắt toàn bộ nguồn điện đầu vào thiết bị và các nguồn điện xung quanh để đảm bảo an toàn. Bạn nên đợi khoảng 2 phút sau khi tắt máy.Sau đó, mới thực hiện mở máy ra và làm các công việc bảo dưỡng thiết bị.
Bước 2: Kiểm tra gas điều hòa còn hay hết
Kiểm tra gas điều hòa là việc làm cần thiết. Bạn cần biết chính xác lượng gas trong máy còn nhiều hay ít. Nếu gas quá ít, bạn nên nạp gas cho điều hòa để máy làm lạnh được hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra các đường ống dẫn gas vào.Nhất là các vị trí mấu nối.Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng rò rỉ gas điều hòa.
Bước 3: Kiểm tra hoạt động của máy
Sau khi đã hoàn tất công đoạn kiểm tra gas điều hòa.Lúc này, bạn bắt đầu mở vỏ máy.Kiểm tra các thiết bị, linh kiện trong máy. Kiểm tra máy bơm áp lực, mô tơ điện,…Nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Bạn nên kiểm tra lại thật kỹ và gọi thợ chuyên nghiệp để tham khảo ý kiến và nhờ sự trợ giúp từ họ. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, họ sẽ đưa ra cách bảo dưỡng điều hòa hiệu quả nhất cho bạn.
Bước 4: Vệ sinh, lau chùi dàn lạnh.
Dàn lạnh lầ nơi rất dễ bám bụi bẩn.Vì thế, khi vệ sinh, bạn hãy sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng. Bạn cũng cần quan sát kỹ xem ở vị trí cửa thoát khí xem có vật cản hay cặn bẩn hay không. Đồng thời kiểm tra thêm phần ống thoát nước dư và làm sạch chúng.

Bảo dưỡng điều hòa tốt nhất tại Hà Nội

Bước 5: Lau chùi cánh quạt.
Ngoài dàn lạnh, thì cánh quạt cũng rất hay bám cặn bẩn.Bạn cần cố định cánh quạt lại trước khi vệ sinh chúng.Để tránh làm gãy hoặc hư hỏng thiết bị.Thực hiện lau khô cánh quạt trước.Sau đó dùng chất tẩy rửa chuyên dụng để xử lý bụi bẩn tại khu vực này.
Bước 6: Lau chùi, vệ sinh dàn nóng.
Vệ sinh dàn nóng cũng là một trong các bước quan trọng mà bạn cần phải thực hiện nếu muốn bảo dưỡng điều hòa hiệu quả.Theo đó, bạn cần tháo lắp dàn nóng ra.Sau đó sử funjg máy bơm áp lực xịt nước vào các khe dàn tản nhiệt.Vệ sinh, lau chùi chúng thật cẩn thận.Bạn cũng cần kiểm tra xem vị trí dàn nóng có đã được che chắn cẩn thận hay chưa. Kiểm tra dây tiếp đất còn đảm bảo không,..

Bước 7: Vệ sinh vỏ máy, lưới lọc khí.
Bạn thực hiện tháo bộ lọc khí.Tiến hành rửa sạch chúng. Chú ý nên sử dung nước ở nhiệt độ khoảng 30 độ C. Để cho ráo nước và dùng khăn khô lau sạch .
Bước 8: Lắp lại các thiết bị và vận hành thử
Sau khi đã tiến hành các công đoạn bảo dưỡng điều hòa rồi. Lúc này, bạn hãy lắp đặt các linh kiện, thiết bị theo đúng trình tự. Tiếp đến, bật máy vận hành thử xem điều hòa có chạy ổn định hay không. Nếu chúng hoạt động tốt thậm chí là tốt hơn điều đó cho thấy cách bảo dưỡng điều hòa của bạn đã đúng kỹ thuật.
Kết luận:
Trên đây là những chia sẻ ngắn về cách bảo dưỡng điều hòa tại nhà đơn giản. Hãy lưu ý thực hiện mọi công đoạn thật cẩn trọng để đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót đáng tiếc nào. Thật tuyệt nếu bạn dành ra ít phút tìm hiểu về cấu tạo của điều hòa sẽ tốt hơn trước khi tiến hành công việc bảo dưỡng.
www.baoduongdieuhoa24h.com